MỘNG THỊT Ở MẮT - Phần 2: CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH

MỘNG THỊT Ở MẮT - Phần 2: CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH
Thông tin tư vấn bởi: Ths. BS Hoàng Liên Anh - Mắt Sài Gòn Lê Thị Riêng
Ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về Mộng thịt cũng như những dấu hiệu nhận biết và các cấp độ mộng. Qua phần 2, BS Anh sẽ tiếp tục chia sẻ về phương pháp điều trị & cách phòng tránh.
 
1.  PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỘNG THỊT
Mộng thịt thường không cần điều trị trừ khi nó cản trở tầm nhìn hoặc gây khó chịu nghiêm trọng.
Khi mộng thịt trở nên đỏ và bị kích thích, thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo, thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid loại nhẹ có thể được sử dụng để giúp làm giảm viêm.
Nếu mộng thịt đủ lớn ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây khó chịu dai dẳng, hoặc lý do thẩm mỹ có thể được phẫu thuật cắt bỏ bằng thủ thuật không cần nằm viện.
Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn, mộng thịt có thể tái phát.
𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́, 𝐭𝐲̉ 𝐥𝐞̣̂ 𝐭𝐚́𝐢 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐮̛̀ 𝟑𝟎-𝟖𝟎% 𝐯𝐚̀ 𝐤𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐚𝐨 𝐡𝐨̛𝐧 𝐨̛̉ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 𝟒𝟎 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢.
Để ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật, bác sĩ nhãn khoa có thể khâu hoặc ghép một mảnh mô bề mặt mắt vào khu vực bị ảnh hưởng. Phương pháp này được gọi là ghép kết mạc tự thân, có tỷ lệ tái phát thấp. Các loại thuốc ngăn chặn sự phát triển mô đôi khi được sử dụng để giúp ngăn ngừa tái phát.
 
2. PHÒNG NGỪA MỘNG THỊT
Đeo kính râm hoặc đội mũ để che chắn mắt khỏi ánh nắng (tác động tia cực tím UV của mặt trời), gió và bụi.
Nếu bị mộng thịt, tránh tiếp xúc với yếu tố môi trường để có thể làm chậm sự phát triển:
• Gió
• Bụi
• Phấn hoa
• Khói
• Ánh sáng mặt trời
Tránh những tình trạng này cũng có thể giúp ngăn chặn mộng thịt quay trở lại nếu đã phẫu thuật cắt bỏ.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN